Lượt xem: 991
Định hướng phấn đấu của giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025
22/02/2022
Giám đốc Sở GDĐT Sóc Trăng vừa ký ban hành Kế hoạch số 200/KH-SGDĐT ngày 10/02/2022 về nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025
Theo đó, đến năm 2025, tổng số trường công lập cấp mầm non (MN) là 118 trường; cấp tiểu học (TH) là 194 trường (giảm thêm 09 trường công lập); cấp trung học cơ sở (THCS) là 107 (giảm 02 điểm lẻ), cấp trung học phổ thông (THPT) 41 trường, tăng 02 trường tại thành phố Sóc Trăng; phấn đấu toàn tỉnh, ngoài trường THPT chuyên, có ít nhất 02 trường THPT trọng điểm chất lượng cao.
Ông Châu Tuấn Hồng, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở GDĐT
Về cơ sở vật chất, tỉ lệ kiên cố hóa trường lớp từ MN đến THPT đạt 90% nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để thực hiện CTGDPT 2018 theo lộ trình của Bộ GDĐT, nâng tổng số phòng học, phòng học bộ môn cấp MN lên 2.347 phòng (gồm 2.207 phòng hiện có, 140 phòng xây dựng bổ sung, 410 phòng nâng cấp kiên cố; cấp TH 5.960 phòng (gồm 4.780 phòng hiện có, 1.180 phòng xây dựng bổ sung, 1.089 phòng nâng cấp kiên cố); cấp THCS lên 3.373 phòng (gồm 2.440 phòng hiện có, 933 phòng xây dựng bổ sung, 160 phòng nâng cấp kiên cố). Cấp THPT có 1.712 phòng (1.256 phòng hiện có, 456 phòng xây dựng bổ sung, 63 phòng nâng cấp kiên cố). Về thiết bị dạy học (bao gồm các thiết bị văn phòng, thiết bị phòng học ngoại ngữ, bàn ghế, máy vi tính): Tổng cộng các thiết bị cần trang bị các cấp học 67.863 bộ, cụ thể: Trang bị bổ sung cấp MN 1154 bộ gồm thiết bị dạy học tối thiểu và thiết bị đồ chơi ngoài trời, nâng tổng số thiết bị lên 2.241 bộ; cấp TH 44.175 bộ gồm thiết bị dạy học tối thiểu, máy vi tính, thiết bị học ngoại ngữ, bàn ghế, nâng tổng số thiết bị lên 100.550 bộ; THCS 18.673 bộ thiết bị, nâng tổng số thiết bị lên 41.955 bộ. Cấp THPT bổ sung 3.861 bộ thiết bị, nâng tổng số thiết bị lên 18.996 bộ.
Đến năm 2025, có 100% đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên đạt chuẩn trình độ chuyên môn. Trong đó, trên chuẩn cấp MN 70%, TH 1,0%, THCS 2,0%, THPT 20%.
Tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi và việc duy trì sĩ số theo từng cấp học đến năm 2025 là: MN có 99% trẻ 5 tuổi được đi học, 95% trẻ mẫu giáo và 25% trẻ nhà trẻ được đi học; TH có 99,5% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học từ 0,69% xuống còn 0,40%; THCS có 98,5% học sinh trong độ tuổi ra lớp, bỏ học giảm còn 1,0%; THPT và tương đương có 75% học sinh trong độ tuổi ra lớp, bỏ học cấp THPT giảm còn 0,5%.
Cũng tại kế hoạch này, chất lượng giáo dục đã được cụ thể hoá lộ trình thực hiện cụ thể: cấp MN có 100% trẻ được học 2 buổi/ngày, 100% trường chuẩn quốc gia được triển khai chương trình làm quen tiếng Anh và làm quen công nghệ số, trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 1-1,5%; trẻ bị béo phì 0,5-1%; cấp TH có 99% học sinh hoàn thành chương trình lớp học, 95% học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học; cấp THCS và THPT có tỉ lệ học sinh xếp loại khá giỏi cao hơn mức trung bình khu vực, học sinh yếu kém, bỏ học thấp hơn mức trung bình khu vực, tăng số lượng và chất lượng học sinh đạt giải quốc gia ở mức trung bình của khu vực và điểm trung bình tốt nghiệp THPT ở mức trung bình khá của khu vực. Đồng thời, có 100% trường dạy học tiếng Anh hệ 10 năm; 100% đạt năng lực ngoại ngữ; có ít nhất 03 trường điển hình dạy học ngoại ngữ, thí điểm dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh (THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Hoàng Diệu, THPT chất lượng cao); điểm trung bình môn Tiếng Anh ở mức trung bình của khu vực.
Phấn đấu đến năm 2025, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 423/460, đạt tỉ lệ 91,96% (vượt 6,96% so với chỉ tiêu nghị quyết giao). Trong đó, cấp MN đạt 108/118 trường, tỉ lệ 91,52%; TH 180/194, tỉ lệ 92,78%; THCS 105/107 trường, tỉ lệ 98,13%, cấp THPT đạt 30/41 trường, tỉ lệ 73,17%.
Theo ông Châu Tuấn Hồng – Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở GDĐT Sóc Trăng cho biết, để tổ chức, triển khai và thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu nêu trên, từ nay đến năm 2025, ngành GDĐT Sóc Trăng luôn tập trung đổi mới phương thức quản lí, nâng cao năng lực quản trị đơn vị, nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu, qui định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Trong đó người đứng đầu chủ động, tích cực trong việc nghiên cứu, nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành, phát huy vai trò tham mưu đề xuất với lãnh đạo các cấp về những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tại đơn vị, có quyết định quản lí khoa học dựa trên căn cứ rõ ràng, khắc phục tình trạng giao khoán việc cho cấp phó mà trưởng đơn vị mơ hồ. Các cá nhân theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm chủ động nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao.
|